Trào ngược dạ dày thực quản : Triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa trị

Tại Việt Nam ước tính có hơn 7 triệu người mắc trào ngược dạ dày thực quản. 100% người bệnh cho biết, từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến lao động của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản do đâu. Biểu hiện, nguy hại của bệnh là gì. Trào ngược dạ dày thực quản có chữa được không. Để đưa ra câu trả lời chính xác nhất, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của các chuyên gia.

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược axit dạ dày, viêm thực quản trào ngược, … là hiện tượng axit dạ dày trào ngược lên thực quản.

Căn bệnh này không trừ một ai. Chiếm tỷ lệ mắc cao nhất là nam, nữ trưởng thành. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh nhưng ít gặp hơn.

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Về cơ bản, triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản không quá nguy hiểm ở giai đoạn đầu và có thể chữa trị được. Bởi vậy, người bệnh nên sớm phát hiện để có hướng điều trị kịp thời.

Nếu bạn chưa biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện gì, bạn có thể dựa vào những gợi ý sau:

  • Ợ chua, ợ nóng: Khi dịch vị dạ dày trào ngược, người bệnh có thể thấy vùng thượng vị và cổ họng bị nóng rát khó chịu.
  • Buồn nôn, khó nuốt: Thức ăn khi bị đẩy lên có thể bị vướng lại phía sau xương ức. Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng đau họng, khó nuốt, buồn nôn. Hầu hết người bệnh gặp phải rắc rối này khi mắc trào ngược dạ dày.
  • Tức ngực: Niêm mạc thực quản là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh. Trong quá trình dạ dày trào ngược, các dây thần kinh cùng lúc bị kích thích sẽ gây nên tình trạng đau tức ngực.
  • Đắng miệng: Dịch vị dạ dày thường có lẫn dịch mật. Đây là nguyên nhân khiến bạn thường có cảm giác đắng miệng sau mỗi lần dạ dày trào ngược.
  • Ho nhiều, khản giọng: Axit dạ dày trong quá trình trào ngược sẽ khiến dây thanh quản bị sưng tấy. Liên tiếp nhiều lần như vậy sẽ khiến người bệnh bị ho, khản giọng, khó nói.
  • Miệng tiết ra nhiều nước bọt: Đây là phản xạ bình thường của cơ thể khi bị trào ngược dạ dày. Lượng nước bọt tiết ra nhiều hơn sẽ giúp trung hòa axit trào ngược, giảm bớt cảm giác khó chịu cho người bệnh.
  • Một số triệu chứng khác có thể gặp: Phân đen,

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản?

Một số nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản đó là:

Nguyên nhân khách quan:

  • Thói quen ăn uống không khoa học: Những người có thói quen ăn quá no, ăn đêm, ăn chua, ăn đồ chiên rán, đồ ăn đóng hộp, … có nguy cơ cao mắc trào ngược dạ dày thực quản. Nghiên cứu cho thấy, những nhóm đồ ăn này khiến cho thực quản phải làm việc nhiều hơn dẫn đến suy yếu. Về lâu dài sẽ đóng mở bất thường gây nên chứng trào ngược.
  • Béo phì: Cân nặng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực yếu đi, vì thế axit dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.
  • Stress kéo dài: Khi bị stress, cơ thể sẽ sản sinh ra chất cortisol. Chất này làm tăng axit trong dạ dày. Đồng thời làm tăng trương lực co bóp của dạ dày, khiến dạ dày bị trào ngược.
  • Trào ngược dạ dày bẩm sinh ở trẻ nhỏ: Trẻ sơ sinh có cơ thắt thực quản dưới yếu, khi ăn no dễ bị nôn trớ gây trào ngược. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện khi trẻ lớn hơn.
  • Trào ngược dạ dày khi mang thai: Phụ nữ mang thai thường gặp nhiều áp lực về tâm sinh lý. Thêm vào đó, thai nhi lớn lên từng ngày khiến cổ tử cung bị đẩy cao, vị trí dạ dày thay đổi cũng là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.

Nguyên nhân bệnh lý:

  • Suy cơ thắt dưới thực quản: Cơ thắt dưới thực quản là cơ thấp nhất của thực quản nối với dạ dày. Cơ này có khả năng giãn mở khi nuốt và đóng chặt khi tiêu hóa. Nếu cơ này bị suy yếu, khả năng đóng mở sẽ bị rối loạn. Dịch dạ dày nhân cơ hội đó trào ngược lên thực quản.
  • Thoát vị hoành: Cơ hoành là một cơ dẹt hình vòm nằm giữa khoang ngực và khoang bụng. Sự co thắt của cơ hoành sẽ giúp cho cơ thắt dưới thực quản hoạt động mạnh mẽ hơn. Chỉ cần 1 trong 2 bộ phận này bị ảnh hưởng, ngay lập tức tình trạng trào ngược dạ dày sẽ xảy ra.
  • Các bệnh lý về dạ dày như: Viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị ... cũng là nguyên nhân thường gặp gây trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân là do các bệnh lý này làm giảm khả năng hấp thụ đồng thời làm tăng áp lực trong dạ dày.

Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản càng kéo dài càng gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Viêm, loét thực quản: Dịch dạ dày trào lên thực quản thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm loét thực quản.
  • Hẹp thực quản: Xơ hóa thực quản do viêm sẽ làm co rút thực quản, hẹp thực quản
  • Barrett thực quản (tiền ung thư thực quản): Do thường xuyên tiếp xúc với axit dạ dày nên các tế bào lót ở vùng thấp thực quản dần bị biến đổi màu sắc. Tuy nhiên, tình trạng này khá hiếm gặp.
  • Ung thư thực quản: Cũng tương tự như Barrett thực quản, biến chứng ung thư thực quản thường ít gặp ở những người mắc trào ngược dạ dày. Chỉ khoảng 1% trường hợp mắc bệnh. Tuy vậy, các bạn vẫn nên chú ý đề phòng.
  • Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp trên (viêm họng, viêm mũi xoang, viêm tai, viêm tuyến giáp...) và hệ hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi)

Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?

Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?

Phần lớn nguyên nhân gây trào ngược dạ dày bắt nguồn từ thói quen ăn uống không đúng cách, không khoa học. Do đó, để khắc phục bệnh thì thay đổi thói quen ăn uống phải là việc đầu tiên cần làm.

Nếu bạn chưa biết trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì? chúng tôi có một số gợi ý dành cho bạn như sau:

  • Bánh mỳ, bột yến mạch

Những thực phẩm giàu tinh bột có khả năng trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày. Từ đó giảm thiểu tối đa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

  • Các loại đậu, đỗ

Tất cả các loại đậu, từ đậu đỏ, đậu xanh, đậu Hà Lan, … đều chứa hàm lượng chất xơ và amino acid cao. Nhóm thực phẩm này giúp hệ tiêu hóa làm việc nhẹ nhàng hơn, giảm áp lực đến dạ dày. Do đó rất tốt cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

  • Thịt giàu đạm dễ tiêu

Các loại thịt giàu đạm dễ tiêu như thịt lợn, thịt ngan, lưỡi lợn, thịt gà, … có khả năng trung hòa axit, hạn chế các triệu chứng của bệnh đối với người bị trào ngược dạ dày.

  • Sữa chua

Thành phần của sữa chua chứa lượng lớn men lợi khuẩn giúp tiêu hóa nhanh hơn. Mỗi ngày sử dụng 1 hộp sữa chua có thể giúp bạn dễ tiêu, chống đầy bụng, tránh táo bón, tránh trào ngược dạ dày thực quản.

  • Nghệ và mật ong

Với những người mắc trào ngược dạ dày thực quản, mỗi ngày bạn nên sử dụng 1 cốc trà nghệ mật ong. Hỗn hợp này sẽ giúp bảo vệ dạ dày, tránh sự bào mòn lớp nhày trong dạ dày, hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có axit trào lên.

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng cách nào?

Bên cạnh các triệu chứng toàn thân, người bệnh có thể nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản thông qua nội soi, chụp X- quang hoặc đo độ pH của thực quản trong vòng 14 giờ.

Khi đã có kết quả kiểm tra, dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phác đồ điều trị phù hợp.

Trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì?

Trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì?

Đối với những trường hợp trào ngược dạ dày thực quản ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm axit.

  • Thuốc ức chế thụ thể H2 (như Ranitidine hoặc Famotidine): ngăn ngừa hoặc ức chế sự tiết axit dạ dày. Các loại thuốc này có thể được sử dụng trước khi ăn để ngăn ngừa ợ nóng.
  • Thuốc ức chế bơm proton – PPIs (như Omeprazole): Loại thuốc này có tác dụng ức chế dạ dày tiết axit.
  • Lansoprazole: thuốc ức chế bơm proton thế hệ thứ hai, giúp làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Esomeprazole: ức chế dạ dày tiết acid kéo dài, hạn chế viêm loét dạ dày

Trị trào ngược dạ dày bằng phương pháp ngoại khoa

Với trường hợp trào ngược dạ dày mãn tính dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bác sĩ có thể cân nhắc điều trị bằng phương pháp ngoại khoa.

Phổ biến hiện nay là phương pháp “Nissen mềm” qua soi ổ bụng. Người bệnh được đặt 1 chiếc van nhân tạo ở quanh phần thực quản thấp. Hiệu quả mang lại đạt từ 80- 90%.

Tuy nhiên, cũng có một số tác dụng phụ gặp phải đó là: chướng hơi, nuốt khó, không ợ được.

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng dân gian tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định, người bệnh có thể chữa trào ngược dạ dày theo kinh nghiệm dân gian.

  • Trà gừng

Đối với người mắc trào ngược dạ dày, mỗi ngày sử dụng 1 cốc trà gừng sẽ mang đến nhiều lợi ích. Trà gừng có tính ấm, giúp tiêu viêm, kháng khuẩn rất tốt. Đồng thời, trà gừng còn giúp bạn giảm bớt những cơn buồn nôn, đau tức thượng vị do trào ngược axit gây ra.

Thời điểm uống trà gừng tốt nhất là trước bữa ăn 30 phút bạn nhé!

  • Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có hương thơm dịu và vị thanh mát, giúp giải nhiệt, giảm stress rất tốt. Đặc biệt, nó còn là bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày hiệu quả.

Trước khi đi ngủ 30 phút, bạn uống 1 cốc trà hoa cúc sẽ giúp nồng độ axit trong dạ dày được cân bằng. Tình trạng viêm loét tại dạ dày, thực quản cũng nhờ đó mà được cải thiện đáng kể.

  • Baking soda

Baking soda là chất có khả năng trung hòa axit dạ dày, giúp người bệnh loại bỏ cảm giác nóng rát sau khi sử dụng. Cách sử dụng khá đơn giản. Bạn chỉ cần hòa tan 1 muỗng baking soda với 200ml nước rồi uống hàng ngày.

  • Kẹo cao su

Kẹo cao su không đường có khả năng giảm đau, kích thích tuyến nước bọt, rửa trôi mọi axit. Nếu bạn thường xuyên bị trào ngược dạ dày, hãy luôn để sẵn trong ví một vài viên kẹo cao su nhé.

  • Mật ong

Theo các chuyên gia y tế, mật ong giàu chất chống oxy hóa, có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus rất tốt. Thêm vào đó, hợp chất hóa học hydrogen peroxide tự nhiên có trong mật ong còn điều trị vết thương nhanh chóng. Bởi vậy, mật ong rất có ích cho người mắc trào ngược dạ dày.

Bạn có thể sử dụng mật ong kết hợp các loại trà, mật ong pha nước hoặc mật ong trộn tam thất đều hiệu quả.

  • Nha đam

Trong quá trình sử dụng, các thành phần của nha đam sẽ giúp hệ tiêu hóa được làm sạch, tiêu viêm, chống oxy hóa. Tiếp đó, hoạt chất Polysaccharides và Glucomannans sẽ giúp tái tạo các tế bào bị tổn thương, cân bằng hệ tiêu hóa. Cuối cùng, các chất Anthraquinone có trong nha đam sẽ làm nốt phần việc còn lại là hỗ trợ dạ dày tiết acid quá nhiều.

Sự tác động toàn diện này của nha đam giúp ích rất nhiều cho người bệnh mắc trào ngược dạ dày.

Lời kết:

Trên đây là những thông tin về trào ngược dạ dày thực quản mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ. Bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh kiên trì điều trị theo liệu trình của bác sĩ. Cùng với đó là kết hợp nghỉ ngơi điều độ, ăn uống khoa học, vận động hợp lý.

Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt!

Các tìm kiếm liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản

thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản

trào ngược dạ dày thực quản là gì

phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản bộ y tế

mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản

bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì

trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không

bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gerd)

kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản